Những câu hỏi liên quan
Ngthom
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
6 tháng 8 2023 lúc 13:32

Câu 2: 
"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng."

Hình ảnh tre được nhắc đến trong câu thơ "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...". 

Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh cây tre:

- Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng gây ấn tượng với người đọc

- Cây tre tượng trưng cho sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam. Ở khổ thơ đầu, từ hình ảnh thực của rặng tre bên lăng Bác thì đến khổ cuối được nhà thơ đẩy lên thành hình ảnh tượng trưng cho cả dân tộc kiên cường bất khuất đứng quanh Người. 

- Cho thấy tình yêu sự kính trọng của tác giả dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc 

Câu 3: 

Đoạn thơ thật giàu tình cảm vì sự chân thành, tha thiết và sâu lắng của tác giả Viễn Phương. Qua đôi ba câu thơ mà ta đã cảm nhận được cảm xúc bồi hồi trước không khí ấm áp gần gũi mà thiêng liêng thành kính tại lăng Bác. Hỡi ôi, người bước chân ra đi nhưng lòng ở lại. Nhà thơ Viễn Phương nói riêng và ca dân tộc Việt Nam nói chung đều đời đời nhớ ơn Bác. Cuộc ra thăm lăng Bác của nhà thơ vừa mới bắt đầu mà ta đã cảm thấy những rung động sâu xa trong trái tim ngươi con yêu nước.

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
6 tháng 8 2023 lúc 13:35

Câu 2:

Chép tiếp 3 câu thơ còn lại:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

- Hình ảnh cây tre còn được nhắc đến trong câu thơ cuối của bài thơ.

- Việc lặp lại như vậy có ý nghĩa tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng nhằm bật lên vẻ đẹp tính cách của Bác trung thực, đẹp đẽ như cây tre Việt Nam gắn bó thân thiết và gần gũi.

Câu 3:

Xưa nay văn học bất biến với đời là nhờ được tạo nên từ những vần thơ chứa đựng đầy cảm xúc, tâm tư mong được tỏ bày của người thi sĩ. Như bài thơ "Viếng lăng Bác" ở khổ thơ đầu:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Từ câu thơ đầu, nhà thơ đã dùng lời giới thiệu đầy cung kính mình ở miền Nam ra thăm lăng Bác với từ xưng hô đậm chất giản dị tự nhiên "con". Khi ấy, trong khung cảnh đẹp đẽ đó sự vật tác giả thấy đầu tiên là ở trong sương một hàng tre, người gợi tả bằng từ từ láy "bát ngát" để thể hiện nên cái đẹp tự nhiên của tre. Qua đó đọc giả dễ dàng hình dung cảnh mà nhà thơ đang gợi ra: có sự uy nghiêm cũng có cái đẹp gần gũi của cây cối. Rồi dường như có luồng cảm xúc đã dợt qua tâm trí Viễn Phương để ông cảm thán rằng: "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Người xúc động trước một hình ảnh thiên nhiên quen thuộc - cây tre cùng từ láy "xanh xanh", vì đâu đã đưa đến cảm xúc ấy cho nhà thơ?. Ta tìm hiểu câu thơ cuối khổ: "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng", cùng với phép nhân hóa cây tre đọc giả đã hiểu ra Viễn Phương đã tưởng nhớ đến đức tính ngay thẳng, trung trực của Bác trước những bão táp - khó khăn hay cám dỗ cuộc đời. Khép lại, bằng bút lực nghệ thuật gợi tả cùng biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ nhà thơ đã bày tỏ cảm xúc của mình trước lăng Bác một cách chân thành, tự nhiên nhất đến đọc giả.

Tuệ Lâm

Bình luận (0)
bikiptrollban
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 12 2021 lúc 19:21

Em tham khảo:

- Câu thơ Tiếng gà trưa được lặp lại 4 lần và có vị trí đứng đầu trong mỗi khổ (2, 3, 4, 7).

- Tác dụng của điệp ngữ tiếng gà trưa, tạo điểm nhấn cho bài thơ. Tiếng gà trưa gợi lên hình ảnh về cuộc sống êm đềm của làng quê yêu dấu, gợi lại những kỉ niệm bên bà những ngày thơ ấu. Tiếng gà trưa còn thôi thúc trong lòng người chiến sĩ tình cảm mới mẻ về nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ quê hương.

Bình luận (0)
Nguyễn hoàng anh
12 tháng 12 2021 lúc 11:39

Từ "Tiếng gà trưa" được lặp lại 4 lần ở vị trí đầu của mỗi đoạn thơ là một nghệ thuật rất độc đáo: Điệp ngữ. Nhằm làm cầu nối giúp tác giả trở về tuổi thơ và trào dâng cảm xúc và thấy được lòng yêu nước, dân tộc, quê hương, bà và ổ trứng tuổi thơ của nhân vật trữ tình

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 1 2018 lúc 13:08

Hình ảnh cây tre cuối bài lặp lại theo cấu trúc đối ứng như một sự khẳng định trung hiếu là phẩm chất cốt lõi của con người trong thời kì đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là ấn tượng sâu sắc của tác giả về hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác. Ở đây, hình ảnh cây tre đã mang nét nghĩa mới so với hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất. Trong phần mở đầu, hình ảnh hàng tre xuất hiện với dáng đứng thẳng cho dù phải đương đầu với bão táp mưa sa. Thì tới cuối bài thơ tác giả lại khao khát trở thành cây tre trung hiếu để có thể được đứng canh gác cho Người, đây chính là ước nguyện chân thành, tha thiết của tác giả Viễn Phương.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 8 2019 lúc 18:05

Hình ảnh cây tre cuối bài lặp lại theo cấu trúc đối ứng như một sự khẳng định trung hiếu là phẩm chất cốt lõi của con người trong thời kì đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là ấn tượng sâu sắc của tác giả về hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác. Ở đây, hình ảnh cây tre đã mang nét nghĩa mới so với hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất. Trong phần mở đầu, hình ảnh hàng tre xuất hiện với dáng đứng thẳng cho dù phải đương đầu với bão táp mưa sa. Thì tới cuối bài thơ tác giả lại khao khát trở thành cây tre trung hiếu để có thể được đứng canh gác cho Người, đây chính là ước nguyện chân thành, tha thiết của tác giả Viễn Phương.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 6 2017 lúc 4:54

Hình ảnh cây tre cuối bài lặp lại theo cấu trúc đối ứng như một sự khẳng định trung hiếu là phẩm chất cốt lõi của con người trong thời kì đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là ấn tượng sâu sắc của tác giả về hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác. Ở đây, hình ảnh cây tre đã mang nét nghĩa mới so với hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất. Trong phần mở đầu, hình ảnh hàng tre xuất hiện với dáng đứng thẳng cho dù phải đương đầu với bão táp mưa sa. Thì tới cuối bài thơ tác giả lại khao khát trở thành cây tre trung hiếu để có thể được đứng canh gác cho Người, đây chính là ước nguyện chân thành, tha thiết của tác giả Viễn Phương.

 

Bình luận (0)
cooooo
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
19 tháng 3 2022 lúc 8:24

ý nghĩa : thể hiện một khát khao tự do cháy bỏng đến mãnh liệt của tác giả , tiếng kêu của chim muốn vẫy vùng bay ra khỏi lồng về với bầu trời tự do của nó.

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
19 tháng 3 2022 lúc 8:24

ũa cái này lúc đăng câu hỏi ko có câu hỏi trùng ở dưới à s ko coi trl đi trl lại hoài nản luon á-.-bucqua

Bình luận (1)
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
11 tháng 6 2021 lúc 15:10

Khổ thơ được lặp lại hai lần :

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Mục đích : Bài thơ "Lượm" để lại một cái kết tuyệt đẹp về cậu bé dũng cảm, nhanh nhẹn ấy. Mở đầu, tác giả đã miêu tả chú bé Lượm một cahcs sinh động. Và cuối bài, tuy hình ảnh bé Lượm đã hi sinh, nhưng tác giả vẫn lặp lại những chi tiết ấy để cho thấy cậu bé vẫn còn sống mãi trong lòng của mỗi bạn đọc, sống mãi với quê hương đất nước với lòng anh dũng, nhiệt huyết với Cách mạng.

Bình luận (1)

Khổ thơ được lặp lại hai lần là :

Chú bé loắt choắt 

Cái xắc xinh xinh 

Cái chân thoăn thoắt 

Cái đầu nghênh nghênh .

 

Ca lô đội lệch 

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng .

Mục đích :

Lượm là một chú bé hồn nhiên, vui tươi, tinh nghịch, nhí nhảnh ... Rất đáng yêu và đáng mến . Chú đã hi sinh vì độc lập của dân tộc và tất cả chúng ta - những con người của đất nước Việt Nam đều biết ơn chú bé liên lạc này .

Bình luận (1)
Sun Trần
11 tháng 6 2021 lúc 15:13

Tham khảo :
 

Trong bài thơ, có 2 khổ thơ được lặp lại hai lần:

"Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng".

- Hai khổ thơ này xuất hiện ở phần đầu bài thơ (khổ 2 - 3) và hai khổ cuối bài thơ.

- Qua đó, tác giả muốn tạo ấn tượng đậm nét về nhân vật Lượm: một chú bé liên lạc hồn nhiên, yêu đời, tinh nghịch. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định tuy Lượm đã hi sinh nhưng Lượm mãi sống trong lòng người dân Việt Nam.

 

Bình luận (1)
Nguyễn Thảo Nguyên
Xem chi tiết
ѕəιĸa
16 tháng 6 2021 lúc 15:23

Trả lời:

Việc lặp lại của câu ''Mùa hoa nào ,cũng quý , cũng thơm" đã nhấn mạnh và khẳng định vẻ đẹp và giá trị của mỗi loài hoa riêng, cũng như mọi trẻ em trên thế giới , dù cho khác màu da , khác dân tộc , khác vùng miền , nhưng đều bình đẳng , đáng mến , đáng yêu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 10 2018 lúc 11:46

âu thơ được lặp lại nhiều lần trong bài là:

Nếu chúng mình có phép lạ

Việc lặp lại nhiều lần câu thơ trên có tác dụng nhấn mạnh những khát vọng và ước mơ của tre thơ muốn có được những điều kì diệu trong cuộc sống

Bình luận (0)